Nhang Ngải Cứu Bình Trí Thiện – sản phẩm cần thiết cho chữa bệnh nhân, châm cứu.
Điếu ngải được làm hoàn toàn thiên nhiên 100% ,sử dụng hoàn toàn dược liệu quý gồm: ngải nhung, hương nhu, bạc hà, và trình dược bí truyền.Nhang dùng để hơ ấm vùng huyệt đạo, dùng kết hợp với châm cứu nhằm nâng cao hiệu quả chữa bệnh xương khớp, trúng gió, thấp khớp…
Ưu điểm Điếu Ngải cứu Bình Trí Thiện.
Nhang ngải Bình Trí Thiện làm ra với sự tư vấn của các Lương y, Bác sỹ chuyên khoa bên Đông Y.Đồng thời kết hợp công nghệ máy nghiền thảo dược nhập ngoại nên không làm bay hơi tinh dầu ngải cứu.Nhang Ngải cứu được làm ra có thời gian cháy lâu, ít rơi tàn ,có hiệu quả dài lâu chữa các bệnh sau:
- chữa đau dây thần kinh, đau lưng,thần kinh toạ, thoái hoá đốt sống lưng,thoát vị đĩa điệm, đau khớp gối.
- các triệu chứng liên quan tới vùng phổi: tức ngực khó thở, hụt hơi.
- chữa đau vai gáy, đau cánh tay không nhấc lên được, bại liệt chân, tay do tai biến mạch máu não.
- dùng nhang để cứu hơ vào huyệt Túc Tam Lý để cứu dưỡng sinh (điều khí huyết, an thần dưỡng tâm).
Hướng dẫn sử dụng Ngải cứu Bình Trí Thiện.
- Cách cứu bổ: hơ lên huyệt đạo đến khi người bệnh cảm thấy ấm dễ chịu (cứu ấm), cách này dùng để trị các bệnh hư ,suy đau yếu.
- Cách cứu tả: đưa gần sát da, người bệnh cảm thấy nóng thì đưa lên (cứu mổ cò). Thực hiện 3-5 lần, cách này để chữa các bệnh thực (bệnh mới phát).
- Cách xoay tròn: đặt gần huyệt đạo cho vừa đủ ấm thì di chuyển theo vòng tròn từ hẹp ra rộng cho đến khi thấy nóng nhiều ở vùng định cứu là được (làm 2-3 lần), cách trị này để chữa các bệnh ngoài da, mụn nhọt.
- Cách rà trên vùng da: rà trên vùng da, cách 1-2 cm để tìm điểm nóng rát (sinh huyệt), rà với tốc độ vừa phải, khi qua vùng da thấy nóng rát như phải bỏng thì nhấc lên (làm 2-5 lần). Điếu ngải luôn để hơi chếch ngay mặt da, dùng ngón tay út để trên mặt da tạo khoảng cách (như cầm cây bút để viết). Nên bôi một lớp dầu cù là mỏng trước khi cứu, không để tàn rơi xuống da người bệnh.
Thành phần của điếu ngải Bình Trí Thiện:
- Ngải nhung đặc chế.
- Hương Nhu.
- Bạc Hà.
- Tinh dược bí truyền.
- Được nghiền bởi máy xay thảo dược nhập ngoại, ép bởi máy nén thủy lực ,nên thời gian cháy lâu, ít rơi tàn.
- Bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh sáng mặt trời.
- Cẩn thận dụi tắt nhang sau khi sử dụng.
Ngải cứu là gì?
Còn có tên gọi khác là cây thuốc cứu, cây thuốc cao, ngải điệp.Tên khoa học là Artemisia vulgarisL. Thuộc họ Cúc (Compositae). Ta có thể sử dụng lá có lẫn cành non, hay sấy khô ngải cứu.Vị thuốc còn mang tên là ngải diệp(lá ngải). Đây là vị thuốc thông dụng cả đông y lẫn tây y.
Là một loại cỏ sống lâu năm,có chiều cao khoảng 50 cm đến 60 cm, thân to có rãnh dọc.Lá mọc so le ,rộng, không có cuống, xẻ thùy lông chim, màu lá ở hai mặt rất khác nhau. Mặt trên nhẵn màu lục sẫm, mặt dưới có màu trắng tro nhiều lông nhỏ.Hoa mọc thành chùy kép gồm rất nhiều cụm hoa hình đầu.

Phân bố, thu hái ,chế biến ngải cứu
Ngải cứu mọc hoang nhiều nơi trong nước ta, các nước châu Á, châu Âu. Ở nước ta thì trồng theo hộ gia đình quy mô nhỏ, chưa thấy trồng quy mô lớn. Trung Quốc đã được trồng theo kiểu công nghiệp để phục vụ cho nghành Đông Y.
Thường hái cành và lá vào tháng 6 ( gần với ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch).Hái về phơi khô ,tán nhỏ,rây lấy phần lông trắng và tơi gọi là ngải nhung.
Trong phương pháp chữa bệnh bằng châm cứu,người ta có thể kích thích những huyệt đạo bằng kim châm sâu vào da thịt, hoặc đặt lên những huyệt một miếng gừng tươi mỏng,có châm một vài lỗ để tránh cho da thịt khỏi bị cháy bỏng nhưng hơi nóng vẫn ngấm vào da thịt rồi vê một nắm ngải nhung bằng một mồi lửa đặt lên miếng gừng rồi đốt; sức nóng kích thích huyệt( gọi là cứu ).Sở dĩ người ta dùng lông ngải nhung vì nó có nhiều tinh dầu, và cháy lâu.
Thành phần hóa học,tác dụng dược lý
- Hiện nay các chất của ngải cứu chưa được xác định, mặc dù đã sử dụng rộng rãi trong Đông y và Tây y. Chỉ biết bên trong có chứa nhiều tinh dầu, ít tanin. Thành phần tinh dầu chủ yếu gồm: xineol và a-thuyon.Ngoài ra còn ít adenin, cholin.
- Tinh dầu có tính chất kích thích cho say,gây hưng phấn
Công dụng của Ngải cứu
Đông y coi ngải cứu là vị thuốc có tính hơi ôn,vị cay, dùng làm thuốc ôn khí huyết, trục hàn thấp, điều kinh, an thai, dùng chữa bệnh đau do hàn, kinh nguyệt không đều, thai động không yên, thổ huyết, máu cam.Ngoài ra còn có công dụng giúp tiêu hóa, chữa đau bụng, nôn mửa, thuốc giun, sốt sét
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.